Quốc kỳ thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh, từ các hoạt động quốc tế đến các sự kiện trong nước như lễ kỷ niệm, các cuộc thi thể thao hay các sự kiện quan trọng của đất nước. Nó còn được đưa vào các tài liệu văn hóa, lịch sử, chính trị và giáo dục của quốc gia.
Trong bài viết này, ELR xin được chuyển thể câu chuyện những lá quốc kỳ từ website https://flagstories.co/ sang tiếng Việt để bố mẹ cùng con tìm hiểu những câu chuyện thú vị về màu sắc, bố cục, hình dáng của các quốc kỳ trên thế giới.
01. Số màu trên quốc kỳ:
Một số quốc gia sử dụng quốc kỳ rực rỡ nhiều màu sắc, cũng có những quốc gia sử dụng những lá quốc kỳ đơn giản. Tuy nhiên, theo bảng thống kê dưới đây, có đến hơn 1/3 quốc gia sử dụng từ 3 đến 4 màu sắc trên lá quốc kỳ của mình:
02. Bố cục màu được sử dụng nhiều nhất:
Chúng ta có thể thấy dưới đây các quốc kỳ được phân thành 5 bố cục màu chính. Sự kết hợp giữa đỏ, trắng và xanh dương đứng đầu trong sự tượng trưng cho các quốc gia trên thế giới, trong khi khu vực liên Phi và các nước Ả Rập chiếm lĩnh bố cục thứ tư và thứ 5:
03. Màu được sử dụng nhiều nhất:
Khi lọc các màu chủ đạo trên mỗi quốc kỳ, chúng ta thấy màu đỏ và xanh dương được nhiều quốc gia sử dụng nhất:
04. Biểu tượng được sử dụng nhiều nhất trên quốc kỳ:
1/3 quốc kỳ trên thế giới có sử dụng biểu tượng: Có một vài trong số đó còn có hơn 1 biểu tượng. Các biểu tượng này được liệt kê trong bảng 5 biểu tượng được sử dụng nhiều nhất và biểu tượng ngôi sao chiếm vị trí đầu tiên:
05. Ngày Quốc Kỳ?:
Ngày Quốc Kỳ là ngày một quốc gia chọn để tôn vinh quốc kỳ của mình. Không phải nước nào cũng tổ chức, tuy nhiên cũng có nước tổ chức hơn một lần một năm. Dưới đây chúng ta có các quốc gia có một ngày Quốc Kỳ:
06. Khi 2 quốc kỳ trở thành 1:
Một số quốc gia ấn tượng bởi 2 quốc kỳ khác đến nỗi họ chọn sự kết hợp của cả 2 để tạo ra quốc kỳ của riêng họ. Điều này có thể không phải sự thật, nên xin thứ lỗi vì đã nghĩ như vậy trong các trường hợp sau:
07. Màu cờ nói gì về một quốc gia?:
Màu đỏ có thể tượng trưng cho màu máu, núi lửa, công nghiệp dệt thảm, sự đoàn kết hoặc sự dũng cảm - tuỳ thuộc vào quê hương của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về màu sắc sau ý nghĩa của mỗi quốc kỳ dưới đây:
08. Màu sắc quốc kỳ tượng trưng cho cái gì?:
Xanh lam không nhất thiết là đại diện cho màu biển, Mỗi lá cờ đều có ý nghĩa riêng của nó sau màu sắc, tạo nên nhiều sự kết hợp của ý nghĩa và màu sắc. Hãy phân tích các ý nghĩa biểu tượng của mỗi quốc kỳ để xem sự đa dạng và ý nghĩa chung nhất:
09. Dòng họ quốc kỳ:
Không chỉ con người và động vật mới có gia đình. Đa số quốc kỳ cũng theo quy luật này. Thực tế có đến 1/3 quốc kỳ trên thế giới thuộc về 7 gia đình chính - mỗi gia đình thể hiện mối quan hệ mật thiết trong màu sắc và bố cục dựa trên văn hoá, lịch sử và địa lý:
* Các quốc gia Ả Rập bắt nguồn từ Cách mạng Ả Rập năm 1916, đa số giống cờ Palestine.
10. Quốc kỳ kết hợp như thế nào:
Đa số dựa trên công thức đơn giản kết hợp giữa màu sắc, biểu tượng và bố cục. Điều này tạo ra nhiều sự đồng điệu giữa các quốc kỳ, nhưng chúng ta có thể thấy rằng vẫn còn nhiều khoảng trống trong thiết kế quốc kỳ mới:
11. Lịch sử quốc kỳ thế giới:
Mỗi quốc kỳ có thể biểu đạt lịch sử của cả quốc gia trong một khối đồ hoá đơn giản, khi mỗi sự chọn lựa quốc kỳ trong từng giai đoạn thể hiện một ý nghĩa trong suốt quá trình lịch sử:
12. Sự phức tạp của quốc kỳ:
Độ phức tạp trong thiết kế quốc kỳ rất đa dạng: từ dễ như trò chơi trẻ em tới mức độ không tưởng. Hãy cùng nhau phân tích độ phức tạp trong thiết kế quốc kỳ về phương diện điểm vector và nhóm lại theo điểm:
13. Cờ lục địa:
Các quốc kỳ cùng chung lục địa có những đặc tính gần nhau. Dưới đây là công thức chung nhất về phối màu, bố cục và biểu tượng mỗi lục địa hay sử dụng trên một lá cờ biểu trưng cho lục địa đó:
14. Quốc kỳ bao nhiêu tuổi?:
Dưới đây là dòng thời gian mà mỗi quốc gia chọn quốc kỳ hiện tại của mình và được nhóm thành nhóm 20 năm. Như các bạn đều thấy chỉ có 4 quốc kỳ hiện nay được sinh ra trước thế kỷ 19:
15. Tỷ lệ trên quốc kỳ:
Tỷ lệ mỗi quốc kỳ rất khác nhau. Trên thực tế, các thuộc địa sử dụng chung tỷ lệ với nước đô hộ. Ví dụ: BOT (Các vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh) sử dụng tỷ lệ 1:2, trong khi các thuộc địa thuộc Hà Lan và Pháp đa số sử dụng tỷ lệ 2:3:
16. Các quốc kỳ tương đồng:
Dù chỉ có khoảng 200 quốc kỳ, nhưng nhiều trong số đó khá giống nhau. Dưới đây là một vài tương đồng rõ rệt đến nỗi rất dễ để chuyển từ lá này sang lá khác:
17. Màu sử dụng nhiều nhất trên mỗi lục địa:
Các thống kê dưới đây thể hiện việc sử dụng màu sắc trên các quốc kỳ theo lục địa. Điều thú vị là các quốc gia thuộc Châu Đại Dương sử dụng nhiều màu xanh lam, trong khi Châu Á thích màu xanh dương:
18. Màu cờ chủ đạo trên thế giới:
Khi chúng ta lọc màu sắc của tất cả các quốc kỳ và nhóm lại theo tỷ lệ màu chính thì dưới đây là toàn cảnh. Rõ ràng rằng các màu cơ bản được sử dụng nhiều nhất nhưng kỳ lạ là màu tím không được sử dung chút nào:
19. Bố cục chủ đạo:
Bố cục 3 sọc hiện đang dẫn đầu trong các quốc kỳ, trong đó sọc ngang chiếm vị trí độc tôn. Thực tế có đến hơn 53% các quốc kỳ đang sử dụng 5 nhóm bố cục được liệt kê sau đây:
20. Sự thay đổi:
Các thiết kế hiện nay hiếm khi dựa trên thiết kế ban đầu. Cũng như bộ môn lịch sử, quốc kỳ thay đổi nhiều theo thời gian.
20A - Châu Âu
Chỉ có duy nhất cờ Đan Mạch là quốc kỳ vẫn giữ nguyên bản:
20B - Châu Mỹ
Không có quốc kỳ nào ở Châu Mỹ còn giữ được bản gốc:
20C - Châu Phi
Tương tự Châu Mỹ, không có quốc kỳ nào ở Châu Phi còn giữ được bản gốc và Châu Á, Châu Đại Dương cũng vậy.
20D - Châu Á và Chậu Đại Dương:21. Các biểu đồ quốc kỳ:
Quốc kỳ trông khác giống nhau khi chúng ta lược bỏ phần bố cục và chỉ xem như các biểu đồ theo tỷ lệ màu sắc:
22. Xếp hình quốc kỳ:
Hãy tưởng tượng các yếu tố tạo nên các quốc kỳ được chia nhỏ, sắp xếp theo màu và đưa vào trò chơi xếp hình. Và dưới đây là kết quả. Hãy tìm xem đâu là lá quốc kỳ của bạn?:
23. Các yếu tố được sử dụng nhiều nhất:
0 Comments